Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

1. Tình hình Đăng ký doanh nghiệp trong nước
a) Tình hình chung:
- Trong năm 2022, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 100.266,43 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, gồm: 6.412 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký là 41.250,1 tỷ đồng (tăng 17,6% về số lượng và tăng 3,6% về số vốn so với cùng kỳ); Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong năm 2022 đạt 6,43 tỷ đồng, giảm 11,88% so với cùng kỳ năm 2021; 1.672 doanh nghiệp điều chỉnh tăng 67.640,1 tỷ đồng (tăng 53% về số lượng và tăng 27,8% về số vốn so với cùng kỳ). Có 103 doanh nghiệp điều chỉnh giảm 3.389,1 tỷ đồng (tăng 60,9% về số lượng và tăng 27,3% về số vốn so với cùng kỳ). Số doanh nghiệp giải thể là 629 doanh nghiệp với số vốn giải thể là 5.234,66 tỷ đồng (tăng 28,1% về số lượng và tăng 96,4% số vốn giải thể so với cùng kỳ).
- Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 59.773 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là 630.588,5 tỷ đồng.
- Theo Kế hoạch chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Nội dung nêu rõ đến hết năm 2025 Bình Dương đạt 80.000 doanh nghiệp, đến nay số lượng doanh nghiệp trong nước đạt 75% của kế hoạch.
b) Đăng ký doanh nghiệp theo địa bàn:
Bảng 1: Đăng ký doanh nghiệp theo địa bàn
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Tỷ lệ năm 2022 so với năm 2021 (%)
|
Quận / Huyện
|
Số lượng
|
Vốn điều lệ
(triệu đồng)
|
Số lượng
|
Vốn điều lệ
(triệu đồng)
|
Số lượng
|
Vốn điều lệ
|
Thành phố Thủ Dầu Một
|
1.213
|
11.274.519,25
|
1627
|
13.211.417,31
|
34,13%
|
17,18%
|
Thành phố Thuận An
|
1.230
|
10.039.585,09
|
1364
|
8.623.901,03
|
10,89%
|
-14,10%
|
Thành phố Dĩ An
|
966
|
5.773.623,69
|
1264
|
6.559.956,86
|
30,85%
|
13,62%
|
Thị xã Tân Uyên
|
1.070
|
4.668.737,97
|
1037
|
5.094.554,04
|
-3,08%
|
9,12%
|
Thị xã Bến Cát
|
576
|
4.035.251,76
|
667
|
4.493.259,54
|
15,80%
|
11,35%
|
Huyện Bàu Bàng
|
164
|
1.883.966,00
|
178
|
1.093.235,85
|
8,54%
|
-41,97%
|
Huyện Bắc Tân Uyên
|
95
|
551.181,25
|
115
|
912.195,06
|
21,05%
|
65,50%
|
Huyện Dầu Tiếng
|
70
|
1.046.081,98
|
68
|
435.731,37
|
-2,86%
|
-58,35%
|
Huyện Phú Giáo
|
69
|
536.393,88
|
92
|
825.842,95
|
33,33%
|
53,96%
|
- Toàn tỉnh có 5/9 địa bàn ghi nhận sự tăng trưởng cả về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và mức vốn đăng ký so với cùng kỳ.
- Khu vực thành phố Thủ Dầu Một có số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất với 1.627 doanh nghiệp (chiếm 25,4% toàn tỉnh) và số vốn đăng ký là 13.211,4 tỷ đồng (chiếm 32,03% toàn tỉnh). Tiếp đó là thành phố Thuận An với 1.364 doanh nghiệp (chiếm 21,3% toàn tỉnh) và số vốn đăng ký là 8.623,9 tỷ đồng (chiếm 20,91% toàn tỉnh).
- Huyện Phú Giáo và huyện Bắc Tân Uyên là 02 khu vực có số lượng doanh nghiệp thành lập mới và mức vốn đăng ký thấp so với khu vực khác, tuy nhiên lại tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2021, cụ thể: huyện Phú Giáo có 92 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước) và số vốn đăng ký là 825,8 tỷ đồng (tăng 53,96% so với cùng kỳ năm trước); huyện Bắc Tân Uyên có 115 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 21,05% so với cùng kỳ năm trước) và số vốn đăng ký là 912,2 tỷ đồng (tăng 65,5% so với cùng kỳ năm trước).
c) Đăng ký doanh nghiệp theo ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp theo nhóm ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Bảng 2: Đăng ký kinh doanh theo nhóm ngành nghề
|
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Tỷ lệ năm 2022 so với năm 2021 (%)
|
STT
|
TÊN NHÓM
NGÀNH NGHỀ
|
Số lương
|
Vốn điều lệ (triệu đồng)
|
Số lượng
|
Vốn điều lệ (triệu đồng)
|
Số lượng
|
Vốn
điều lệ
|
1
|
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
|
23
|
220.963
|
15
|
134.120
|
-34,78%
|
-39,30%
|
2
|
Khai khoáng
|
7
|
96.531
|
7
|
151.621
|
0,00%
|
57,07%
|
3
|
Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
1.204
|
6.615.243
|
1416
|
7.123.558
|
17,61%
|
7,68%
|
4
|
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
|
8
|
39.712
|
10
|
95.679
|
25,00%
|
140,93%
|
5
|
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
|
19
|
96.124
|
38
|
314.812
|
100,00%
|
227,51%
|
6
|
Xây dựng
|
480
|
3.397.855
|
600
|
4.335.453
|
25,00%
|
27,59%
|
7
|
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
|
2.074
|
7.914.928
|
2485
|
10.625.584
|
19,82%
|
34,25%
|
8
|
Vận tải kho bãi
|
291
|
1.318.903
|
250
|
971.112
|
-14,09%
|
-26,37%
|
9
|
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
|
339
|
717.985
|
388
|
936.028
|
14,45%
|
30,37%
|
10
|
Thông tin và truyền thông
|
42
|
115.848
|
31
|
106.681
|
-26,19%
|
-7,91%
|
11
|
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
|
16
|
81.868
|
26
|
83.904
|
62,50%
|
2,49%
|
12
|
Hoạt động kinh doanh bất động sản
|
336
|
16.517.365
|
346
|
13.285.779
|
2,98%
|
-19,56%
|
13
|
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
|
206
|
754.070
|
246
|
997.318
|
19,42%
|
32,26%
|
14
|
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
|
199
|
910.131
|
249
|
985.101
|
25,13%
|
8,24%
|
15
|
Giáo dục và đào tạo
|
83
|
208.305
|
113
|
332.332
|
36,14%
|
59,54%
|
16
|
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
|
40
|
413.210
|
58
|
379.549
|
45,00%
|
-8,15%
|
17
|
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
|
40
|
347.634
|
59
|
199.649
|
47,50%
|
-42,57%
|
18
|
Hoạt động dịch vụ khác
|
46
|
42.665
|
75
|
191.813
|
63,04%
|
349,58%
|
- Có 03/18 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt đáng chú ý là các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 34,78%); Thông tin và truyền thông (giảm 26,19%).
- Ở xu hướng ngược lại, 14/18 ngành có số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngành Cung cấp nước, Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (tăng 100%); Hoạt động dịch vụ khác (tăng 63,04%); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 62,5%).
d) Tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể, ngừng hoạt động
. Biểu đồ 1: Tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể, ngừng hoạt động

- Số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm 2021 cho thấy sau những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 mang lại, sự bất ổn của tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới làm cho giá cả hàng hóa, nhiên liệu tăng cao, sụt giảm đơn hàng, bên cạnh đó doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, khó tiếp cận nguồn vốn... đang là những nguyên nhân khiến phần lớn gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong năm 2022 là 1.438 doanh nghiệp, tăng 16,06% với cùng kỳ năm 2021.. Một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao, cụ thể: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (chiếm 41,7%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 20,2%); Xây dựng (chiếm 9,1%). Phân theo địa bàn, Thành phố Thuận An có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh cao nhất (chiếm 26,65% toàn tỉnh), tiếp đến là thành phố Thủ Dầu Một (chiếm 23,83% toàn tỉnh) và thành phố Dĩ An (chiếm 20,33% toàn tỉnh).
- Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2022 là 629 doanh nghiệp, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đa số doanh nghiệp giải thể có thời gian hoạt động ngắn, cụ thể: Số doanh nghiệp đã giải thể có thời gian hoạt động dưới 5 năm chiếm 73,9%; số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể có thời gian hoạt động từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 19,1% và số doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên chiếm 7%. Ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất thuộc các lĩnh vực: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (chiếm 35,7%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 20,4%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 10,7%). Phân theo vùng lãnh thổ, 03 vùng có số lượng doanh nghiệp giải thể cao là: thành phố Thuận An (167 doanh nghiệp, chiếm 26,55%), thị xã Tân Uyên (160 doanh nghiệp, chiếm 25,44%) và thành phố Thủ Dầu Một (114 doanh nghiệp, chiếm 18,12%). Phân theo quy mô vốn, số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể ghi nhận tăng tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng (chiếm 87,76%). Ở quy mô từ 10 - 50 tỷ đồng (chiếm 10,02%); từ 50 - 100 tỷ đồng (chiếm 1,59%); trên 100 tỷ đồng (chiếm 0,64%).
- Số lượng doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh là 371 doanh nghiệp, tăng 59,91% so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn là 227 doanh nghiệp, tăng 23,37% so với cùng kỳ 2021.
- Nhìn chung, các doanh nghiệp giải thể là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài. Do vậy, trong thời gian tới, để có thể hạn chế số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì cần đầy mạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới, ổn định sản xuất kinh doanh, nhanh chóng phục hồi, tạo tiền đề bứt phát, nâng cao năng lực cạnh tranh, lớn mạnh về quy mô và cải thiện tuổi thọ bình quân của doanh nghiệp.
e) Tình hình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 59.860 lượt hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (bao gồm cả lượt thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ), tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2021.
2. Tình hình hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên thông tin tuyên truyền các chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch đến các doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn trên trang thông tin điện tử của Sở; đồng thời cung cấp số điện thoại đường dây nóng, hệ thống báo cáo trực tuyến và thường xuyên giữ mối liên lạc qua điện thoại, zalo hoặc qua mail với doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động và khó khăn, vướng mắc để tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ cho doanh nghiệp.
- Sở chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời tham mưu UBND tỉnh thành lập và duy trì Tổ công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của tỉnh và ban hành quy chế phối hợp hoạt động của các thành viên của Tổ theo Quyết định số 2266/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của UBND tỉnh Bình Dương (Tổ công tác 2266), phân công các thành viên thành các nhóm phụ trách địa bàn theo các huyện, thị xã, thành phố và theo các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên, tích cực tham dự các Hội nghị, buổi làm việc với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tỉnh thành lân cận và các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp nhằm bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất cho doanh nghiệp.
- Sở cũng đã đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp thủ tục đăng ký hoạt động trở lại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giúp doanh nghiệp nắm rõ quy định về thủ tục, nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để sớm trở lại hoạt động. Đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa và hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đầu tư; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, rút ngắn tối đa thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng cách bãi bỏ nhiều thủ tục, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh, hỗ trợ đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua đường bưu điện, hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp tại nhà, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đến nay, tỷ lệ hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử chiếm trên 97%.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên quán triệt, tập huấn nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức trong việc hỗ trợ, giải quyết thủ tục nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Vận dụng các giải pháp quản lý dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro doanh nghiệp, ưu tiên giải quyết sớm cho hoạt động trở lại, sau đó mới xem xét tiến hành kiểm tra tình trạng, điều kiện của doanh nghiệp góp phần đẩy nhanh tốc độ giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, tránh tình trạng ách tắc kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động trở lại của doanh nghiệp.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công của tỉnh, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Đồng thời tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư; đổi mới phướng thức, giải pháp thu hút đầu tư, cũng cố và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế.
3. Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
- Tăng cường tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh trong phạm vi, quyền hạn của Sở. Chủ động, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng cũng như các kiến nghị của doanh nghiệp để kịp thời báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện các chế độ, chính sách cho người dân và doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị có liên quan rà soát đánh giá tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với các ngành, các lĩnh vực, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tham mưu UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn và thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện “bình thường mới”.
- Hỗ trợ phục hồi và phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư theo hướng có chọn lọc. Tiếp tục đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, người dân khi liên hệ làm việc.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài tới hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực trong giai đoạn đại dịch COVID-19, như: chính sách giảm 2% thuế VAT, chính sách giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ; các chính sách tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ....
- Chủ trì, tham mưu cho Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Minh Triết