Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước 01 tháng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
.png)
Tình hình đăng ký thành lập mới
- Về tình hình chung:
Tính từ đầu năm đến 31/01/2023, đã thu hút được 3.463,4 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, gồm 301 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký là 2.002 tỷ đồng (giảm 47,9% về số lượng và giảm 39,8% về số vốn so với cùng kỳ); 71 doanh nghiệp điều chỉnh tăng 2.490,8 tỷ đồng (giảm 32,4% về số lượng và giảm 31,7% về số vốn so với cùng kỳ). Có 11 doanh nghiệp điều chỉnh giảm 419,7 tỷ đồng (tăng 450% về số lượng và tăng 1998,5% về số vốn so với cùng kỳ). Số doanh nghiệp giải thể là 52 doanh nghiệp với số vốn giải thể là 609,7 tỷ đồng (tăng 4% về số lượng và tăng 93,7% số vốn giải thể so với cùng kỳ).
Lũy kế đến 31/01/2023, toàn tỉnh có 60.022 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là 634.051,9 tỷ đồng.
Theo Kế hoạch chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Nội dung nêu rõ đến hết năm 2025 Bình Dương đạt 80.000 doanh nghiệp, đến nay đạt 75% số lượng doanh nghiệp trong nước.
- Về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo địa bàn: 
.jpg)
Biểu đồ 1: Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo địa bàn
Khu vực thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Thuận An đều có số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất với 74 doanh nghiệp (chiếm 24,58% toàn tỉnh) với số vốn đăng ký lần lượt là 322,6 tỷ đồng (chiếm 16,11% toàn tỉnh) và 236,6 tỷ đồng (chiếm 11,82% toàn tỉnh).
Huyện Bắc Tân Uyên và huyện Dầu Tiếng là 02 khu vực có số lượng doanh nghiệp thành lập mới và mức vốn đăng ký thấp so với khu vực khác, cụ thể: cả 02 khu vực đều có số doanh nghiệp thành lập mới là 02 (chiếm 0,66% toàn tỉnh), với số vốn đăng ký lần lượt là 6,2 tỷ đồng (chiếm 0,31% toàn tỉnh) và 7,8 tỷ đồng (chiếm 0,39% toàn tỉnh).
Thị xã Bến Cát có số doanh nghiệp thành lập mới thấp với 34 doanh nghiệp (chiếm 11,3% toàn tỉnh), nhưng có số vốn đăng ký cao nhất là 722,8 tỷ đồng (chiếm 36,1% toàn tỉnh).
Tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể, ngừng hoạt động
.jpg)
Biểu đồ 2: Tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn (tạm ngừng, giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh, hoạt động trở lại)
- Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, hoạt động trở lại
Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 01 tháng đầu năm 2022 là 162 doanh nghiệp, giảm 1,82% với cùng kỳ năm 2022
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn là 27 doanh nghiệp, giảm 18,18% so với cùng kỳ 2022.
- Tình hình doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 01 tháng đầu năm là 52 doanh nghiệp, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022.
Số lượng doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh là 01 doanh nghiệp, giảm 90% so với cùng kỳ năm 2022.
Số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn cao cho thấy sau những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 mang lại, sự bất ổn của tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới làm cho giá cả hàng hóa, nhiên liệu tăng cao, sụt giảm đơn hàng, bên cạnh đó doanh nghiệp còn gặp khó khăn về dòng tiền, khó tiếp cận nguồn vốn... đang là những nguyên nhân khiến phần lớn gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung, các doanh nghiệp giải thể là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài.
Do vậy, trong thời gian tới, để có thể hạn chế số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì cần đầy mạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới, ổn định sản xuất kinh doanh, nhanh chóng phục hồi, tạo tiền đề bứt phát, nâng cao năng lực cạnh tranh, lớn mạnh về quy mô và cải thiện tuổi thọ bình quân của doanh nghiệp.
Minh Triết