• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Bản đồ hành chính
    • Lịch sử hình thành
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tra cứu thông tin
    • Tra cứu trạng thái hồ sơ Đăng ký kinh doanh
    • Kết quả tiếp nhận - Xử lý hồ sơ
    • Quy hoạch - Kế hoạch
    • Các văn bản báo cáo
    • Tài liệu hướng dẫn báo cáo
    • Thành viên các Ban Chỉ đạo
    • Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Bình Dương
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin Kinh tế - Xã hội
    • Tin Đầu tư
    • Tin Doanh nghiệp
    • Tin hoạt động nội bộ
    • Hoạt động Đảng ủy – Công đoàn
  • Thủ tục hành chính
    • Thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp
    • Thành lập và hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã
    • ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
    • Đấu thầu
    • ODA và Vốn vai ưu đãi
    • Thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp (Test)
  • Liên hệ
SỞ KHĐT BÌNH DƯƠNG
WEBSITE ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH CHẠY THỬ NGHIỆM, MỌI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XIN HÃY BẤN VÀO GÓP Ý
 
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: PHÒNG THÍ NGHIỆM CHẾ TẠO – FABLAB
 Gửi email
 
Trang chủ » Tin tức - sự kiện » Tin Đầu tư
Thứ 3, 29/01/2019
PHÒNG THÍ NGHIỆM CHẾ TẠO – FABLAB

Ngày 19/3/2018, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 708/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Thành lập Trung tâm sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương”, Trung tâm trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương. Một trong những nhiệm vụ của trung tâm là kết nối với các phòng thí nghiệm chế tạo (Fablabs) tại các trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về phòng thí nghiệm chế tạo (Fablab):

  1. Lịch sử ra đời của Fablab

Ý tưởng về Fablab được hình thành bởi nhà phát minh và cũng là nhà khoa học nổi tiếng Neil Gershenfeld tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ từ năm 2001. Ý tưởng của ông rất đơn giản: cung cấp môi trường, kỹ năng, vật liệu và các công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm thử nghiệm một cách dễ dàng và nhanh chóng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đồng thời phát triển mở rộng đến mọi nơi để cho doanh nhân, sinh viên, kỹ sư, doanh nghiệp hay bất kỳ cá nhân nào có ý tưởng đều có thể tạo ra một sản phẩm mới.

Hệ thống Fablab trên toàn thế giới sau đó cũng được hình thành từ một thực trạng chung, tất cả mọi người đều có ý tưởng nhưng không phải ai cũng có thể vào phòng thí nghiệm tại các trường đại học để thực hiện ý tưởng của mình. Từ đó, các Fablab xuất hiện ngày một nhiều với mong muốn có thể tạo nên những phòng thí nghiệm chế tạo mở mà ai cũng có quyền được đến và sử dụng.

Hình 1. Một Fablab tại Pháp (sưu tầm)

  1. Fablab là gì?

Fablab là một xưởng chế tạo được thành lập để truyền cảm hứng cho tất cả mọi người trong cộng đồng từ trẻ em đến người lớn, từ học sinh đến sinh viên, từ cá nhân đến cộng đồng, bao gồm cả các doanh nghiệp, viện trường biến ý tưởng của họ thành sản phẩm mới (thử nghiệm) bằng cách tạo điều kiện cho họ sử dụng một loạt các máy móc, thiết bị sản xuất cần thiết. Mục tiêu của các phòng thí nghiệm này chính là thúc đẩy sự mày mò sáng tạo, phát triển các sáng kiến, các sản phẩm mới phục vụ cộng đồng. Có thể hiểu đơn giản Fablab giống như một thư viện, nhưng thay vì cho mượn sách thì các Fablab sẽ cho mượn thiết bị sử dụng tại chỗ.

Hình 2. Vai trò của Fablab

 

Fablab thường là một xưởng chế tạo nhỏ tập trung vào lĩnh vực chế tác số (Digital Fabrication). Fablab tạo ra một không gian để các cá nhân có thể phát huy năng lực cốt lõi của bản thân, thực hiện bất cứ điều gì họ muốn, thể hiện cá tính và khả năng sáng tạo, là nơi mọi người có thể gặp gỡ, chia sẻ kiến thức hay cùng nhau trao đổi về các dự án để qua đó thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong cộng đồng những người đam mê sáng chế. Những gì mà Fablab có thể mang lại cho cộng đồng là giải pháp cho những vấn đề mang tính địa phương, những gì mà xã hội thực tế đang thật sự cần.

  1. Mạng lưới Fablabs toàn cầu mang đến những gì?

Đến ngày 18/01/2019, đã có 1.614 mô hình Fablab được triển khai trên toàn thế giới và được liệt kê tại https://www.Fablabs.io/labs. Mạng lưới Việt Nam có 14 Fablab thuộc 5 địa phương, gồm:

Ở Hà Nội: Dustin Lab, Fablab Bách Khoa, Fablab Hà Nội, FabLab HaUI, FabLab USTH, Fablab Vietnam, JSV Fablab, Maker Hà Nội;

Ở Hồ chí Minh: Fablab Sài Gòn, Fablab Thảo Điền, SHTP Maker Innovation Space;

Ở Đà Nẵng: Fablab-Makespace Danang;

Ở Cần Thơ: Fablab Cantho;

Ở Bình Dương: EIU FabLab.

Là thành viên của mạng lưới toàn cầu, các Fablab sẽ nhận được hỗ trợ về mặt tổ chức, vận hành, giáo dục, kỹ thuật, tài chính và hậu cần cùng với nhiều thứ vượt ngoài khả năng đáp ứng của một phòng nghiên cứu độc lập.

  1. Fablab mang lại giá trị gì?

Fablab chính là một nền tảng cho đổi mới và sáng chế, kích thích, thúc đẩy sáng tạo và hình thành các doanh nghiệp địa phương. Việc tạo mẫu nhanh với chi phí thấp sẽ giúp cho các doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể biến ý tưởng của họ thành sản phẩm và có điều kiện để thử nghiệm trong quy mô cộng đồng địa phương trước khi đưa ra thị trường.

Fablab cũng là một nền tảng cho việc học tập và đổi mới: một nơi để chơi, sáng tạo, học hỏi, chia sẻ và phát minh. Fablab kết nối với cộng đồng những người ham học hỏi, tìm hiểu, các giáo viên, chuyên gia công nghệ, nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và những người với tư tưởng đổi mới trên toàn cầu.

Việc mở cửa các Fablab cho đối tượng trẻ em cũng mang lại rất nhiều lợi ích như đưa trẻ đến với các công nghệ mới, phát triển nhận thức, tự duy sáng tạo và đổi mới, phát hiện các cá nhân / nhóm tài năng. Đây chính là nguồn nhân lực chất lượng, nguồn ý tưởng sáng tạo trong tương lai.

  1. Fablab hỗ trợ cá nhân và cộng đồng như thế nào?

Theo Tiến sĩ Neil Gershenfeld, Fablabs được xem là "Phần cứng nguồn mở” cho phép những người bình thường tạo ra, thay vì sử dung công nghệ để giải quyết các vấn đề địa phương. Đây là một nền tảng giúp giải quyết các thách thức về mặt kỹ thuật của địa phương thông qua việc chia sẻ với một đội ngũ kỹ sư quốc tế. Bên cạnh đó, qua sự trao đổi, tương tác với các sáng kiến của cộng đồng, đội ngũ những kỹ sư, những nhà quản lý của Fablab sẽ có cơ hội hiểu hơn các vấn đề thực tế mà người dân đang tìm cách giải quyết. 

Các Fablab thường có đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kiến thức sẵn sàng hỗ trợ người sử dụng trong suốt quá trình biến ý tưởng thành hiện thực. Fablab cũng hỗ trợ hướng dẫn người dùng nhiều kỹ năng quan trọng về các lĩnh vực: máy tính, điện tử, lập trình, phát minh và đổi mới và tư duy sáng tạo.

  1. Những ai có thể sử dụng Fablab?

Fablab mở cửa cho cả cộng đồng, khuyến khích thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, cá nhân hay tập thể, bất kể tuổi tác, giới tính đến với Fablab để sáng tạo và sử dụng các máy móc dụng cụ chế tạo ra sản phẩm mới theo trí tưởng tượng của mình.

  1. Trách nhiệm của thành viên khi đến sử dụng Fablab là gì?
  • Bảo đảm an toàn và thận trọng khi sử dụng các máy móc, dụng cụ Fablab.
  • Có ý thức giữ gìn không gian, bảo quản thiết bị.
  • Đóng góp và xây dựng kho tài liệu và sẵn sàng hướng dẫn cho người mới tìm hiểu.
  1. Các nhà kinh doanh có thể kết nối với Fablabs như thế nào?

Các nhà đầu tư có thể tìm kiếm hoặc bắt gặp những sáng chế phát triển từ bên trong Fablab. Những ý tưởng và công nghệ này không chỉ gói gọn trong phạm vi thử nghiệm, trên thực tế chúng có khả năng phát triển xa hơn, mạnh mẽ hơn khi có cơ hội hợp tác với các nhà kinh doanh. Các nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ các sản phẩm phát triển bởi Fablab sẽ tái hỗ trợ cho Fablabs và mạng lưới cộng đồng đã đóng góp cho sự thành công của sản phẩm đó.

  1. Fablab có những máy móc dụng cụ cơ bản gì?

Fablab được trang bị các máy móc thiết bị cơ bản và cần thiết để mọi người với các ý tưởng sáng tạo, đến, sử dụng máy móc có sẵn, biến ý tưởng của mình thành hiện thực, bao gồm các ứng dụng phần mềm nguồn mở, thiết bị sản xuất máy cắt bằng tia laser và các loại máy móc hiện đại khác được nối trực tiếp với máy tính. Với một xưởng chế tạo như vậy, người ta có thể thiết kế và chế tạo hầu như đủ các thứ - từ đồ chơi bằng nhựa, bo mạch và bảng pin mặt trời.

Thiết bị sản xuất linh hoạt tại Fablab thường gồm các máy móc, dụng cụ cơ bản sau:

  • Máy tạo mẫu nhanh: thường là máy quét 3D, máy in 3D, in các bộ phận bằng nhựa hoặc thạch cao
  • Máy tính và các phần mềm, bo mạch, linh kiện điện tử phục vụ thiết kế và chế tạo thiết bị điện tử
  • Cảm biến, bộ truyền động và hiển thị
  • Máy CNC, máy phay hoặc máy tiện, được điều khiển bằng máy tính
  • Máy cắt cho vật liệu tấm: máy cắt laser, máy cắt plasma, máy cắt tia nước, dao cắt.
  • Các loại máy hàn, máy khoan
  • Máy may, thêu
  • Các thiết bị đo
  • Dụng cụ cơ bản cần thiết: cưa, kìm, kéo, kẹp, thước,…

 

 

Hình 3. Các máy móc thường có của Fablab

Tài liệu tham khảo

http://www.Fablabni.com/what-Fablab.html

https://www.fatcatFablab.org/equipment-list

http://buckeye-edu.com/fab-lab/

http://bigFablab.com/facilities/tools/
https://www.Fablabs.io/machines                                                                         Xuân Đạt

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Thúc đẩy các doanh nghiệp tỉnh Niigata, Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam  (9/16/2019 9:50:17 AM)
  • Đối thoại hợp tác phát triển về PPP  (7/11/2019 2:22:23 PM)
  • Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài Quý I năm 2019 tỉnh Bình Dương  (5/29/2019 8:36:23 AM)
  • Cần nâng cao liên kết của khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước  (3/12/2019 2:43:10 PM)
  • Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị tham vấn hoàn thiện thể chế chính sách về đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới tại Bình Dương  (2/26/2019 9:02:51 AM)
  • Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia  (1/4/2019 8:32:06 AM)
  • Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài  (12/24/2018 9:31:13 AM)
  • Diễn đàn đầu tư và thương mại Việt Nam - Hàn Quốc  (12/18/2018 9:25:54 AM)
  • Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài 11 tháng đầu năm 2018  (12/17/2018 10:57:06 AM)
  • Tầm nhìn mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới  (12/11/2018 3:00:08 PM)
TÀI LIỆU:
  • Kinh tế - xã hội
  • Quy hoạch
  • Văn bản về Đầu tư công
  • Văn bản về Đấu thầu
  • Văn bản về Đầu tư trong nước, Đầu tư nước ngoài
  • Văn bản về Đăng ký kinh doanh
  • Kinh tế tập thể - Hợp tác xã
  • Chính sách hỗ trợ Nông Nghiệp - Doanh nghiệp nông thôn
  • Thanh tra, khiếu nại, tố cáo
  • Văn bản khác
THÔNG BÁO Xem thêm
  • Tập huấn kê khai và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
  • Hội thảo doanh nghiệp: Các giải pháp, ý tưởng đổi mới sáng tạo trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương
  • Thông báo về trình tự, thủ tục trả kết quả đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
  • Thông báo về trình tự, thủ tục trả kết quả đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
  • Thông báo Quy chế phát ngôn và giao nhiệm vụ cho người phát ngôn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
  • Hướng dẫn thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP và Nghị định 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương
  • sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
  • Quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
  • Quyết định ban hành Quy định về Quy trình giải quyết tố cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
VIDEO
  • Đầu tư nước ngoài vào Bình Dương tiếp tục tăng cao 2014 - Bình Dương Land Pp00DHHSfnk
  • Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Bình Dương -U_bKROC6e4
  • Đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Bình Dương H-WFNEuJ3Zk
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh hoạt động
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn quan tâm nhiều nhất đến thông tin trong lĩnh vực nào sau đây?

Tin Kinh tế - Xã hội
Tin Đầu tư
Tin Doanh nghiệp
Bình chọn Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Hãy chọn một lựa chọn trước khi bình chọn


Đang gửi ý kiến.
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 934927
Đang online: 13
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Tin tức - sự kiện
  • Nghị quyết
  • Văn bản về Đầu tư công
  • Văn bản về Đầu tư trong nước, Đầu tư nước ngoài
  • Văn bản về Đăng ký kinh doanh
  • Văn bản về Đấu thầu
  • Chính sách hỗ trợ Nông Nghiệp - Doanh nghiệp nông thôn
  • Quy hoạch
  • Tra cứu thông tin
  • Kinh tế - xã hội
  • Thanh tra, khiếu nại, tố cáo
  • Văn bản khác
  • Kinh tế tập thể - Hợp tác xã
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp

Bản quyền thuộc SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Thanh Trúc – Giám đốc sở kế hoạch và Đầu tư.
Điện thoại: (0274) 3822926 Fax: (0274) 3825.194
Điện thoại phòng Đăng ký kinh doanh: (0274)3824817 - 3824818 - 3824819
Điện thoại bộ phận một cửa phòng Đăng ký kinh doanh: (0274)3823718
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A, Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương,
phường Hòa Phú - Tp. Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương.
Email: sokhdt@binhduong.gov.vn