• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Bản đồ hành chính
    • Lịch sử hình thành
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tra cứu thông tin
    • Tra cứu trạng thái hồ sơ Đăng ký kinh doanh
    • Kết quả tiếp nhận - Xử lý hồ sơ
    • Quy hoạch - Kế hoạch
    • Các văn bản báo cáo
    • Tài liệu hướng dẫn báo cáo
    • Thành viên các Ban Chỉ đạo
    • Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Bình Dương
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin Kinh tế - Xã hội
    • Tin Đầu tư
    • Tin Doanh nghiệp
    • Tin hoạt động nội bộ
    • Hoạt động Đảng ủy – Công đoàn
  • Thủ tục hành chính
    • Thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp
    • Thành lập và hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã
    • ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
    • Đấu thầu
    • ODA và Vốn vai ưu đãi
    • Thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp (Test)
  • Liên hệ
SỞ KHĐT BÌNH DƯƠNG
WEBSITE ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH CHẠY THỬ NGHIỆM, MỌI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XIN HÃY BẤN VÀO GÓP Ý
 
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Những thành tựu kép trong nhiệm kỳ đặc biệt
 Gửi email
 
Trang chủ » Tin tức - sự kiện » Tin Kinh tế - Xã hội
Thứ 5, 24/12/2020
Những thành tựu kép trong nhiệm kỳ đặc biệt
(Chinhphu.vn) – Trong nhiệm kỳ này – một nhiệm kỳ đặc biệt với những đột biến tình hình chưa từng có trong lịch sử, nhưng chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu kép, xử lý được nhiều bài toán khó...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 14 khóa XII. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, nhấn mạnh điều này khi trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về những thành tựu và dấu ấn trong nhiệm kỳ vừa qua, trước thềm Hội nghị Chính phủ với các địa phương dự kiến diễn ra đầu tuần tới. 

Khẳng định thế nước đang lên, niềm tin trở lại, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, có thể kể ra rất nhiều mục tiêu kép đã đạt được trong cả nhiệm kỳ: Phát triển kinh tế xã hội và chỉnh đốn xây dựng Đảng; ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng; đối nội và đối ngoại; hội nhập và tự chủ; đẩy lùi dịch bệnh và duy trì được sinh kế cho dân…  Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”...

Kinh tế vĩ mô ổn định hơn hẳn, cải cách thể chế được đẩy mạnh

Riêng trên mặt trận kinh tế, thành quả lớn nhất là Chính phủ đã thiết lập được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định hơn hẳn so với các nhiệm kỳ trước đây, thể hiện ở việc kiềm chế lạm phát, nợ công ở mức thấp, cán cân thanh toán vãng lai ổn định, xuất khẩu kỷ lục, dự trữ ngoại tệ tăng lên… Nước ta đã có “của ăn của để” và nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định là một bệ đỡ rất quan trọng để chúng ta có thể vững vàng, ổn định đất nước, kiên cường chống chịu và tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn.

Cùng với đó, cải cách thể chế kinh tế mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Trong nhiệm kỳ, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; Chính phủ đã phát động thành công 3 đợt sóng cải cách hành chính lớn. Năm 2016, xoá bỏ hàng ngàn giấy phép con. Năm 2018, cắt giảm, đơn giản hoá 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành. Năm 2020, đưa ra mục tiêu tiếp tục cắt giảm và đơn giản hoá 20% các quy định hành chính về kinh doanh và tiến hành tổng rà soát để xoá bỏ tình trạng chồng chéo, bất cập trong các quy phạm pháp luật về kinh doanh hiện hành.

Chính phủ yêu cầu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro giảm thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, mỗi năm chỉ thanh tra và kiểm tra doanh nghiệp một lần...

Chính phủ điện tử cũng được đẩy mạnh, dịch vụ công trực tuyến được áp dụng. Việt Nam tăng 20 bậc về môi trường kinh doanh, tăng 10 bậc về năng lực cạnh tranh theo các bảng xếp hạng toàn cầu. Khoảng cách điểm số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh  của nước ta so với nhóm các nước dẫn dầu ASEAN đang thu hẹp lại.

Doanh nghiệp phát triển, hội nhập đỉnh cao

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp cũng nhắc tới những dấu mốc cho thấy sự quan tâm chưa từng có của Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp trong nhiệm kỳ này.

Đảng ta ra Nghị quyết về phát triển các thành phần kinh tế, nhấn mạnh vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết về kinh tế tư nhân được mang tên Nghị quyết số 10, mang theo niềm tin: sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân sẽ là động lực đưa nền kinh tế Việt Nam tới đích mạnh giàu, giống như khoán 10 trong nông nghiệp đã mở đầu cho hành trình đổi mới ở Việt Nam. Quốc hội đã sửa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tại một cuộc tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ ra Nghị quyết số 35/NQ-CP về Chương trình phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ với phương châm “doanh nghiệp là động lực, Chính phủ sẽ đồng hành” và ban hành loạt Nghị quyết 19, 02/NQ-CP hằng năm, xác lập hành trình cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh ở Việt Nam theo những chuẩn mực toàn cầu. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: “Vấn đề của doanh nghiệp phải được ghi trên trang đầu tiên trong cuốn sổ tay công tác của những nhà lãnh đạo các địa phương”.

Nhờ đó, tổng số doanh nghiệp trong cả nước đã tăng gấp 1,5 lần chỉ trong 5 năm, đây là kỳ tích. Cùng với đó, đất nước đã không chỉ có hơn 800.000 doanh nghiệp mà còn có 5,4 triệu hộ kinh doanh và theo quan niệm phổ biến của thế giới thì đó cũng là doanh nghiệp – doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs) trong nền kinh tế.

“Chúng ta vui mừng khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước và đang ngày càng khởi sắc. Chúng ta đã có những tập đoàn doanh nghiệp tư nhân và thương hiệu Việt được vinh danh trong các bảng xếp hạng toàn cầu. Các sản phẩm Made in Việt Nam; Make in Việt Nam; Made by Việt Nam được thế giới ngày càng ưa thích. Đó là "mầu cờ sắc áo" Việt Nam trong cuộc đua tranh kinh tế toàn cầu”, ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Cũng trong 5 năm qua, Việt Nam đã lên đường cao tốc ra thế giới và cam kết vươn tới những chuẩn mực toàn cầu. Phát triển bền vững được nhấn mạnh, quan hệ lao động được đề cao, thân thiện với môi trường, phát triển bao trùm là hướng đi đúng đắn… CPTPP, EVFTA và các hiệp định thương mại tư do không chỉ mở không gian thị trường mà còn mở không gian cải cách của nền kinh tế Việt.

Vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế được tăng cường. Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã đăng cai thành công các cuộc hội ngộ lịch sử: APEC 2017, ASEAN 2020. Việt Nam đã ghi dấu ấn không chỉ là thành viên tích cực mà còn là thành viên đóng vai trò kiến tạo trong cộng đồng quốc tế; là mẫu hình của một đối tác năng động và có trách nhiệm trong nền kinh tế toàn cầu.

“Lửa thử vàng” và khát vọng hùng cường

Nhắc tới câu nói được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần nhấn mạnh “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, thời đại dịch, thế giới trở nên mong manh, sức mạnh của các cường quốc kinh tế và công nghệ bị đe doạ, nền kinh tế thế giới lún sâu trong khủng hoảng, nhưng Việt Nam đã kiềm chế được dịch bệnh và duy trì tăng trưởng dương trong tâm thế vững vàng.

“Một lần nữa khi đất nước khó khăn thì tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường của dân tộc Việt lại bừng dậy. Cả hệ thống chính trị vào cuộc. Sự lãnh đạo của Đảng, sự chung tay của Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự đồng lòng của toàn dân là nguyên nhân để chúng ta làm nên chiến thắng trong công cuộc “chống dịch như chống giặc”. Khả năng chống chịu, kiên cường đang trở thành một năng lực canh tranh cốt lõi của người Việt và nền kinh tế Việt trong bối cảnh một thế giới bất định và biến đổi khó lường. Bạn bè quốc tế khâm phục và Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn của các nhà đầu tư quốc tế trên hành trình chuyển dịch làn sóng đầu tư có trách nhiệm và bền vững toàn cầu”, TS Vũ Tiến Lộc nói.

Sau một phần tư thế kỷ, từ đổ nát của chiến tranh, công cuộc Đổi mới của Việt Nam do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã làm nên một kỳ tích: 45 triệu người dân Việt thoát khỏi đói nghèo và Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp) và đang khát vọng trở thành một đất nước hùng cường. Dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt mục tiêu đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, để thực hiện được các mục tiêu này, việc xây dựng một thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập phải là bệ đỡ và phát triển nền kinh tế số phải là đôi cánh để bay lên. Ba mũi giáp công: thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là các khâu đột phá. Quốc gia khởi nghiệp là hệ sinh thái dẫn đường. 

“Bác Hồ nói: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng: “Các doanh nghiệp – doanh nhân sẽ định hình tương lai của đất nước này”. Do đó, theo tôi, doanh nghiệp phải là lực lượng chủ công trong công cuộc phát triển lâu dài sắp tới, hiện thực hóa khát vọng đất nước tự cường, thịnh vượng”, TS Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Hà Chính
Trích nguồn: chinhphu.vn

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện “mục tiêu kép”  (1/21/2021 1:28:21 PM)
  • Tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình văn hóa - xã hội trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một  (1/14/2021 8:14:19 AM)
  • Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ với địa phương  (1/4/2021 8:28:46 AM)
  • NHIỀU ĐIỂM MỚI TRONG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ  (12/21/2020 8:23:18 AM)
  • Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thập kỷ mới  (12/18/2020 9:27:43 AM)
  • Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025  (5/12/2020 9:32:00 AM)
  • BÌNH DƯƠNG TRONG CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM NĂM 2019  (12/31/2019 3:25:56 PM)
  • Nhìn lại một năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Dương  (12/31/2019 3:17:47 PM)
  • HỘI NGHỊ THÔNG QUA NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050  (11/29/2019 3:55:45 PM)
  • Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ 12 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX  (11/27/2019 9:01:06 AM)
TÀI LIỆU:
  • Kinh tế - xã hội
  • Quy hoạch
  • Văn bản về Đầu tư công
  • Văn bản về Đấu thầu
  • Văn bản về Đầu tư trong nước, Đầu tư nước ngoài
  • Văn bản về Đăng ký kinh doanh
  • Kinh tế tập thể - Hợp tác xã
  • Chính sách hỗ trợ Nông Nghiệp - Doanh nghiệp nông thôn
  • Thanh tra, khiếu nại, tố cáo
  • Văn bản khác
THÔNG BÁO Xem thêm
  • Quyết định 1591 Công bố Danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hoá trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2018 - 2020
  • Công văn số 3647-UBND-VX hướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hoá theo Nghị định 69-2008-NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương
  • Tập huấn kê khai và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
  • Hội thảo doanh nghiệp: Các giải pháp, ý tưởng đổi mới sáng tạo trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương
  • Thông báo về trình tự, thủ tục trả kết quả đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
  • Quy định giá dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiển y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương
  • Triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng điện tử
  • Triển khai thi hành Luật Đầu tư
  • Quy định về đăng ký doanh nghiệp
  • Triển khai thi hành Luật Đầu tư
VIDEO
  • Đầu tư nước ngoài vào Bình Dương tiếp tục tăng cao 2014 - Bình Dương Land Pp00DHHSfnk
  • Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Bình Dương -U_bKROC6e4
  • Đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Bình Dương H-WFNEuJ3Zk
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh hoạt động
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn quan tâm nhiều nhất đến thông tin trong lĩnh vực nào sau đây?

Tin Kinh tế - Xã hội
Tin Đầu tư
Tin Doanh nghiệp
Bình chọn Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Hãy chọn một lựa chọn trước khi bình chọn


Đang gửi ý kiến.
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 1898227
Đang online: 40
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Tin tức - sự kiện
  • Nghị quyết
  • Văn bản về Đầu tư công
  • Văn bản về Đầu tư trong nước, Đầu tư nước ngoài
  • Văn bản về Đăng ký kinh doanh
  • Văn bản về Đấu thầu
  • Chính sách hỗ trợ Nông Nghiệp - Doanh nghiệp nông thôn
  • Quy hoạch
  • Tra cứu thông tin
  • Kinh tế - xã hội
  • Thanh tra, khiếu nại, tố cáo
  • Văn bản khác
  • Kinh tế tập thể - Hợp tác xã
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp

Bản quyền thuộc SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chịu trách nhiệm chính: Ông Mai Bá Trước – Giám đốc sở kế hoạch và Đầu tư.
Điện thoại: (0274) 3822926 Fax: (0274) 3825.194
Điện thoại phòng Đăng ký kinh doanh: (0274)3824817 - 3824818 
Điện thoại bộ phận một cửa phòng Đăng ký kinh doanh: (0274)3823718
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A, Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương,
phường Hòa Phú - Tp. Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương.
Email: sokhdt@binhduong.gov.vn