• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Bản đồ hành chính
    • Lịch sử hình thành
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tra cứu thông tin
    • Tra cứu trạng thái hồ sơ Đăng ký kinh doanh
    • Kết quả tiếp nhận - Xử lý hồ sơ
    • Quy hoạch - Kế hoạch
    • Các văn bản báo cáo
    • Tài liệu hướng dẫn báo cáo
    • Thành viên các Ban Chỉ đạo
    • Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Bình Dương
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin Kinh tế - Xã hội
    • Tin Đầu tư
    • Tin Doanh nghiệp
    • Tin hoạt động nội bộ
    • Hoạt động Đảng ủy – Công đoàn
  • Thủ tục hành chính
    • Thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp
    • Thành lập và hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã
    • ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
    • Đấu thầu
    • ODA và Vốn vai ưu đãi
    • Thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp (Test)
  • Liên hệ
SỞ KHĐT BÌNH DƯƠNG
WEBSITE ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH CHẠY THỬ NGHIỆM, MỌI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XIN HÃY BẤN VÀO GÓP Ý
 
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: BÌNH DƯƠNG TRONG CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM NĂM 2019
 Gửi email
 
Trang chủ » Tin tức - sự kiện » Tin Kinh tế - Xã hội
Thứ 3, 31/12/2019
BÌNH DƯƠNG TRONG CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM NĂM 2019

I. Thực trạng triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2019, định hướng đến năm 2020

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/06/2007 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 11/6/2014.

Sau khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội được ban hành, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung chỉ đạo sát sao công tác rà soát, đánh giá và thực hiện công tác quy hoạch, trên cơ sở đó UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương.

Ngày 27/10/2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 11443/VPCP-QHĐP về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản 1808/SKHĐT-TH ngày 17/11/2017 về việc tham mưu UBND tỉnh tạm ngưng điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

Nhìn chung, công tác quy hoạch trong các năm qua trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, các đơn vị đã chủ động rà soát lập mới và điều chỉnh quy hoạch phát triển của ngành và địa phương; đảm bảo công bố công khai, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Ngoài ra, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt. Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch kinh tế - xã hội đã bám sát nhu cầu, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng ngành và địa phương đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong giai đoạn 2016 - 2019, dù tình hình thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, song kinh tế tỉnh tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, khó khăn của doanh nghiệp từng bước được tháo gỡ, an sinh xã hội được đảm bảo. Tiềm lực và khả năng cạnh tranh, thương hiệu của Tỉnh được cải thiện rõ rệt, Bình Dương đang thuộc nhóm tỉnh dẫn đầu thành công trong sự nghiệp đổi mới. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 - 2015 tăng bình quân là 13,6%/năm và 13%/năm; GRDP giai đoạn 2016 – 2019 ước tăng bình quân 9,54%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Ước đến cuối năm 2019 cơ cấu kinh tế: công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm có tỷ trọng tương ứng là 66,8% - 22,4% - 2,6% - 8,2%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 146,9 triệu đồng.

II. Tình hình thực hiện công tác điều phối trong lĩnh vực thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm

1. Về thực trạng liên kết kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước đã và đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo đúng định hướng mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành lân cận trong vùng.

Gần 15 năm qua (từ năm 2005), với chỉ đạo của Trung ương, cùng nỗ lực phấn đấu của các tỉnh, thành trong vùng và sự tham gia tích cực của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm để thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện nghị quyết số 53-NQ/TW; kinh tế toàn vùng đã có mức tăng trưởng ổn định, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước trên 1,5 lần. Cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có bước chuyển dịch nhanh và đúng định hướng theo xu thế giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng, tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ[1]; hiệu quả sản xuất toàn vùng được nâng cao về chất và lượng, đã huy động được các nguồn lực đầu tư, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, nhiều dự án phát triển sản xuất – kinh doanh của vùng đã hấp dẫn, thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia[2]. Bên cạnh đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút được nguồn lao động dồi dào[3], trình độ chuyên môn cao hơn mặt bằng chung của cả nước (chỉ tiêu sinh viên cao đẳng, đại học trong vùng là 340/10.000 dân, gấp 1,36 lần mức chung cả nước). Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung gần 40% tổng số cán bộ khoa học của cả nước, tạo ra lợi thế so sánh cho vùng, có tác động lan tỏa, cung cấp nguồn nhân lực cho các vùng khác của cả nước. Mặt khác, hệ thống kết cấu hạ tầng toàn vùng tiếp tục được đầu tư mở rộng và nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, ngày 13/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 252/QĐ-TTg, kinh tế vùng trong thời gian qua ngoài việc đem lại lợi ích kinh tế to lớn cũng đã tác động tích cực đến hạ tầng kinh tế - xã hội tại các tỉnh, thành trong vùng, cụ thể:

- Việc liên kết phát triển kinh tế vùng đã tạo ra một hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản xung quanh các dự án như: cầu đường, trường học, trạm y tế...góp phần nâng cao mức sống, đời sống của người dân.

- Thông qua các chương trình hợp tác, liên kết vùng và liên vùng đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, hội chợ, triển lãm, tuyên truyền...để quảng bá hình ảnh, tiềm năng và nhu cầu của các địa phương.
- Một số ngành của các địa phương trong vùng đã chủ động phối hợp, hỗ trợ nhau thực hiện các chương trình hợp tác về: giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp...
- Việc các doanh nghiệp đầu tư và hình thành những khu công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương và giảm bớt xu hướng di dân trong độ tuổi lao động vào thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trong vùng.

2. Một số hạn chế trong liên kết vùng

Chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa bộ, ngành với các địa phương thật sự hiệu quả trong điều hành cơ chế, chính sách cho vùng. Do vậy việc phối hợp trong công tác điều hành chỉ đạo còn chậm và chưa hiệu quả. Vai trò của Ban Chỉ đạo điều phối chưa phát huy hiệu quả, chưa tạo sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa bộ, ngành và địa phương.

Giữa các tỉnh, thành trong vùng chưa tìm được cơ chế, giải pháp và tiếng nói chung trong phân công nhiệm vụ để phối hợp giải quyết những lĩnh vực cơ bản trong liên kết vùng như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển kết nối hạ tầng giao thông...do đó sự phối hợp phát triển giữa các tỉnh, thành trong vùng và liên vùng chưa đồng bộ và thiếu thống nhất, dẫn đến việc phát huy thế mạnh của từng địa phương, của vùng và liên vùng chưa khoa học, ảnh hưởng đến phát huy thế mạnh của từng địa phương, của vùng, liên vùng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành trong vùng chưa được đầu tư đồng bộ. Các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn các tỉnh trong vùng còn hạn chế và chậm triển khai, nhất là hạ tầng giao thông. Còn sự mất cân đối trong phân bổ nguồn lao động chất lượng cao giữa các tỉnh thành dẫn đến sự phát triển không đồng đều trong phát triển nguồn nhân lực.

3. Một số giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới

- Có cơ chế tài chính – ngân sách của vùng, tạo nguồn thu để xây dựng, phát triển vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

- Chính phủ dành nguồn lực tương xứng, triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; trước hết đầu tư liên thông các tuyến đường vành đai 2,3,4 theo quy hoạch cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện là điểm nghẽn cho sự phát triển của các địa phương và của Vùng.
- Kịp thời rà soát, cập nhật; sớm xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng phù hợp với đặc điểm tình hình mới làm cơ sở các địa phương xây dựng quy hoạch mới và phối hợp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng.
- Sớm xây dựng và phối hợp thực hiện các chính sách liên kết, hợp tác đào tạo giữa cơ sở dạy nghề, nhất là cơ sở công lập với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để tận dụng ưu thế về thiết bị, máy móc của doanh nghiệp và giải quyết đầu ra cho học viên, cho đối tượng là lao động trẻ vừa hoàn thành các chương trình đào tạo tại các trường.
- Xây dựng danh mục các công trình kết cấu hạ tầng động lực của Vùng trong các đề án, quy hoạch của các bộ, ngành đi đôi với xây dựng phương án về vốn đầu tư trong kế hoạch trung, dài hạn của từng ngành, từng địa phương và có lộ trình thực hiện; phân công nhiệm vụ, chủ đầu tư cụ thể không để tình trạng kéo dài thời gian thực hiện các dự án đã có trong quy hoạch, đề án.

III. Đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tại Bình Dương

1. Về các giải pháp về cơ chế, chính sách

- Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh rà soát, báo cáo Tỉnh ủy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020 đảm bảo tiến độ được giao tại Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đã triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình, dự án giảm nghèo tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững; qua đó, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều của tỉnh ước đến cuối năm 2019 còn 1,32% (từ năm 2010, Bình Dương không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Trung ương).

2. Về các giải pháp liên kết các ngành, lĩnh vực

- Tỉnh đã thường xuyên cập nhật dữ liệu về các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, tiến độ các công trình trọng điểm, các dự án lớn đang triển khai trên địa bàn tại cổng thông tin điện tử của tỉnh tiến đến phối hợp với các tỉnh, thành trong Vùng hoàn thành cơ sở dữ liệu dùng chung theo tiến độ đã đề ra.

- Về công tác phối hợp, gắn kết trong và ngoài vùng trong quá trình xúc tiến đầu tư, huy động và phần bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: tỉnh đã phối hợp với tỉnh Đồng Nai tiến hành chuẩn bị khởi công Cầu Bạch Đằng nối liền thị xã Tân Uyên với huyện Vĩnh Cửu, phối hợp với tỉnh Tây Ninh xây dựng cầu nối liền huyện Dầu Tiếng với huyện Dương Minh Châu, phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh mở rộng quốc lộ 13 nối liền tỉnh Bình Dương với thành phố Hồ Chí Minh. Kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương triển khai đầu tư kết nối các tuyến vành đai 2,3,4 (chủ động triển khai đoạn qua tỉnh Bình Dương theo quy hoạch; mở rộng đoạn cửa ngõ vào thành phố nhằm giải quyết điểm nghẽn về giao thông đã có từ nhiều năm nay).

3. Về các giải pháp về nguồn lực

- Từ năm 2016 đến nay, thực hiện Chương trình số 23-CTr/TU ngày 16/8/2016 về việc Huy động và phát huy các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của Tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 và Chương trình số 34-CTr/TU ngày 16/12/2016 về đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 của Tỉnh ủy, Bình Dương đã chủ động huy động đa dạng các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và vận động, cân đối của địa phương để triển khai các dự án trọng điểm có tính chất đột phá như đoạn tuyến trung với đường Vành đai 3, trục đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, trục Mỹ Phước – Tân Vạn…

- Thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 1/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, ngày 03/05/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 1648/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như tái cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu toàn diện các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đồng thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân, đổi mới cách thức liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kinh tế Vùng…

- Tỉnh cũng đang tập trung hướng tới xây dựng khu công nghiệp khoa học công nghệ cao để tập trung thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực về khoa học công nghệ về nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ góp phần đưa tỉnh sớm trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ trong tương lai.

IV. Định hướng công tác điều phối trong lĩnh vực thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong Vùng trong năm 2020

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư được UBND tỉnh giao chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh lập Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đúng theo quy định của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017. Công tác lập quy hoạch tỉnh là một nhiệm vụ mới nên chưa hình dung hết những khó khăn, vướng mắc thêm vào đó là việc xây dựng song song giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch vùng sẽ khó tránh khỏi việc sẽ có nhiều bất cập, thiếu sót dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới do đó cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong công tác lập quy hoạch của tỉnh mình thông qua việc trao đổi thông tin liên quan đến các ngành, lĩnh vực, danh mục dự án đầu tư có tỉnh chất liên vùng, liên tỉnh.

Mạnh Hùng

 

[1] Tỷ trọng GDP khu vực nông – lâm – thủy sản giảm từ 10,5% năm 2000 xuống còn 7,2% năm 2014; khu vực công nghiệp – xây dựng giảm từ 54,3% năm 2000 xuống còn 51,5% năm 2014; khu vực dịch vụ tăng từ 35,2% năm 2000 lên 41,3% năm 2014; Năm 2016, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả vùng đạt  1.289.806 tỷ đồng, chiếm 36,1% cả nước.

[2] Lũy kế đến 31/12/2016, theo số liệu của Tổng Cục thống kê, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút tổng cộng 12.933 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (còn hiệu lực) với tổng số vốn đăng ký là 139.066 triệu USD (chiếm 53,9% cả nước về số dự án và 40,7% cả nước về số vốn đăng ký).

[3] Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục thống kê, đến cuối năm 2016, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có hơn 11 triệu lao động đang làm việc chiếm 20,3% tổng số lao động đang làm việc của cả nước.

Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện “mục tiêu kép”  (1/21/2021 1:28:21 PM)
  • Tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình văn hóa - xã hội trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một  (1/14/2021 8:14:19 AM)
  • Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ với địa phương  (1/4/2021 8:28:46 AM)
  • Những thành tựu kép trong nhiệm kỳ đặc biệt  (12/24/2020 8:42:22 AM)
  • NHIỀU ĐIỂM MỚI TRONG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ  (12/21/2020 8:23:18 AM)
  • Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thập kỷ mới  (12/18/2020 9:27:43 AM)
  • Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025  (5/12/2020 9:32:00 AM)
  • Nhìn lại một năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Dương  (12/31/2019 3:17:47 PM)
  • HỘI NGHỊ THÔNG QUA NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050  (11/29/2019 3:55:45 PM)
  • Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ 12 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX  (11/27/2019 9:01:06 AM)
TÀI LIỆU:
  • Kinh tế - xã hội
  • Quy hoạch
  • Văn bản về Đầu tư công
  • Văn bản về Đấu thầu
  • Văn bản về Đầu tư trong nước, Đầu tư nước ngoài
  • Văn bản về Đăng ký kinh doanh
  • Kinh tế tập thể - Hợp tác xã
  • Chính sách hỗ trợ Nông Nghiệp - Doanh nghiệp nông thôn
  • Thanh tra, khiếu nại, tố cáo
  • Văn bản khác
THÔNG BÁO Xem thêm
  • Quyết định 1591 Công bố Danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hoá trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2018 - 2020
  • Công văn số 3647-UBND-VX hướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hoá theo Nghị định 69-2008-NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương
  • Tập huấn kê khai và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
  • Hội thảo doanh nghiệp: Các giải pháp, ý tưởng đổi mới sáng tạo trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương
  • Thông báo về trình tự, thủ tục trả kết quả đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
  • Quy định giá dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiển y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương
  • Triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng điện tử
  • Triển khai thi hành Luật Đầu tư
  • Quy định về đăng ký doanh nghiệp
  • Triển khai thi hành Luật Đầu tư
VIDEO
  • Đầu tư nước ngoài vào Bình Dương tiếp tục tăng cao 2014 - Bình Dương Land Pp00DHHSfnk
  • Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Bình Dương -U_bKROC6e4
  • Đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Bình Dương H-WFNEuJ3Zk
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh hoạt động
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn quan tâm nhiều nhất đến thông tin trong lĩnh vực nào sau đây?

Tin Kinh tế - Xã hội
Tin Đầu tư
Tin Doanh nghiệp
Bình chọn Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Hãy chọn một lựa chọn trước khi bình chọn


Đang gửi ý kiến.
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 1898158
Đang online: 32
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Tin tức - sự kiện
  • Nghị quyết
  • Văn bản về Đầu tư công
  • Văn bản về Đầu tư trong nước, Đầu tư nước ngoài
  • Văn bản về Đăng ký kinh doanh
  • Văn bản về Đấu thầu
  • Chính sách hỗ trợ Nông Nghiệp - Doanh nghiệp nông thôn
  • Quy hoạch
  • Tra cứu thông tin
  • Kinh tế - xã hội
  • Thanh tra, khiếu nại, tố cáo
  • Văn bản khác
  • Kinh tế tập thể - Hợp tác xã
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp

Bản quyền thuộc SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chịu trách nhiệm chính: Ông Mai Bá Trước – Giám đốc sở kế hoạch và Đầu tư.
Điện thoại: (0274) 3822926 Fax: (0274) 3825.194
Điện thoại phòng Đăng ký kinh doanh: (0274)3824817 - 3824818 
Điện thoại bộ phận một cửa phòng Đăng ký kinh doanh: (0274)3823718
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A, Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương,
phường Hòa Phú - Tp. Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương.
Email: sokhdt@binhduong.gov.vn